Các sự cố sơn tường thường gặp năm 2022

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Cenko Việt Nam

Hotline: Mrs Lụa 098 713 986

Địa chỉ: 43 TT9, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

 

20 SỰ CỐ SƠN THƯỜNG GẶP

  1. Nứt sơn gây bong tróc:

* Nguyên nhân: Sơn quá nhiều lớp, Sơn quá dày, Chuẩn bị bề mặt kém: Không vệ sinh lớp bụi bám, Lớp sơn cũ bị rộp, bề mặt bị ẩm ướt, Thay đổi nhiệt độ, sơn bị bong tróc do sơn trên bề mặt bị phấn hóa.

* Khắc phục: Loại bỏ lớp sơn, bị nứt bong tróc, Trà nhám bề mặt, chà mép sơn cũ, vệ sinh bụi bám, Sơn lót nếu hư lớp bề mặt sơn cũ, Sơn phủ với sơn có độ dẻo phù hợp.

 

  1. Bong tróc sát mặt đất: Sơn bị bong tróc tại vị trí gần và tiếp xúc với mặt đất.

* Nguyên nhân: Thiếu tấm cách ẩm dưới sàn, Nước thấm lên do hiện tượng mao dẫn, làm bong tróc màng sơn, Gây ra muối hóa.

* Khắc phục: Chống ẩm từ dưới đất lên, Sơn cách mặt đất 40-50cm,  Loại bỏ lớp sơn hỏng, chà nhám, rửa sạch, để khô, Sơn lại bằng hệ sơn có tính thở tốt.

  1. Phấn hóa: Sự hình thành lớp bột màu trên bề mặt màng sơn do tác động của thời tiết.

* Nguyên nhân: Tia UV, ánh sáng làm lão hóa chất tạo màng, bột màu chịu tia UV kém, dùng sơn nội thất cho ngoại thất.

* Khắc phục: Loại bỏ lớp sơn phấn hóa hoặc chà nhám, rửa nước làm sạch để khô, dùng sơn lót thẩm thấu tốt, sơn ngoại thất chất lượng cao.

  1. Bọt khí: Hình thành khi thi công sơn, khi bột khí vỡ, để lại các lỗ nhỏ như miệng núi lửa.

* Nguyên nhân: Bị nhốt dung môi - không khí, Do pha loãng - bề mặt rỗ - xốp, do phụ gia chống chất tạo bọt, sơn chất lượng thấp - sơn để quá lâu, lăn sơn quá nhiều lần.

* Khắc phục: Tránh lăn sơn nhiều lần, tránh pha loãng nhiều, sơn lót phù hợp với bề mặt rỗ - xốp, chà nhám kỹ sơn lại.

  1. Lỗ kim: Các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt màng sơn hay lớp bột trét do nhốt dung môi, hơi ẩm, không khí.

* Nguyên nhân: Sơn quá dày, do chất phụ gia phá bột, sơn bị lặc, khuấy trộng mạnh, sơn trên bề mặt rỗ - xốp.

* Khắc phục: Chà nhám đến khi hết lỗ kim, sơn lại đúng chiều dày, pha loãng.

  1. Bạc màu/ Loang màu: Theo thời gian, màng sơn bị vàng hay tối màu hơn, nhìn thấy đốm bạc màu.

* Nguyên nhân: Do bột màu chịu tia UV kém, sơn nội thất dùng cho ngoại thất – ảnh hưởng tia UV, màng sơn gần cửa sổ - cửa chính dễ bị tác động bởi tia UV, hơi ẩm - kiềm làm bạc màu màng sơn.

* Khắc phục: Sơn lót chống kiềm tốt, dùng sơn ngoại thất chất lượng, chà nhám bề mặt, sơn 02 lớp sơn phủ chịu tia UV.

  1. Sơn chậm khô: Màng sơn không khô hay chậm khô.

* Nguyên nhân: Do nhiệt độ thấp - độ ẩm cao, tường bị ẩm, thông gió kém, pha loãng sai dung môi, sơn 2 thành phần pha trộn sai, sơn quá dày hay nhiều lớp.

* Khắc phục: Loại bỏ lớp sơn bị hỏng, sơn lại hệ sơn mới, tránh các lỗi thi công ở trên.

  1. Khả năng lau chùi kém: Sơn bị bạc màu, mài mòn sau khi alu chùi, rửa nước.

* Nguyên nhân: Sơn có khả năng lau chùi kém, do pha loãng nhiều, chất tẩy rửa hoạt động mạnh, lau chùi khi màng sơn chưa đủ khô - đóng rắn.

* Khắc phục: Dùng sơn có khả năng lau chùi tốt, để đủ thời gian khô - đóng rắn, không pha loáng nhiều, chà nhám sơn lại.

  1. Màng sơn bị nhăn: Bề mặt gồ gề, nhăn nheo.

* Nguyên nhân: Sơn quá dày, Sơn dày ở nhiệt độ cao, sơn phủ trên lớp sơn cũ chưa khô, dùng sai dung môi, thông gió kém.

* Khắc phục: Loại bỏ sạch lớp sơn bị nhăn, sơn lại, thông gió tốt, thời gian khô, nhiệt độ phù hợp.

  1. Màng sơn bị nhăn, rộp: Màng sơn bị nhăn rộp lên khi sơn phủ hoặc ảnh hưởng bởi dung môi.

* Nguyên nhân: Do dung môi mạnh hơn của lớp sơn mới làm mềm lớp sơn bên dưới gây ra hiện tượng nhăn rộp ( Sơn Epoxy trên lớp sơn alkyd), sơn trên lớp sơn bên dưới chưa khô.

* Khắc phục: Loại bỏ lớp sơn bị hỏng, sơn lại đúng hệ sơn.

  1. Nấm mốc: Các đốm màu đen, xám, nâu phát triển trên màng sơn khi bị ẩm ướt, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

* Nguyên nhân: Do sơn tại các khu vực ẩm ướt thiếu ánh sáng, sơn trên bề mặt hoặc lớp sơn chưa được tẩy nấm mốc.

* Khắc phục: Xử lý nấm mốc - rửa sạch với nước hay chất tẩy, tạo môi trường thông thoáng, sơn lại hệ sơn chịu nấm mốc.

  1. Phồng rộp: Màng sơn bị phồng rộp bên trong chứa nước hay chất lỏng khác, gây mất độ bám dính.

* Nguyên nhân: Hơi ẩm thấm từ tường bên ngoài vào, sơn trên bề mặt nhiễm bẩn, sơn không có tính thở, sơn trong thời tiết nòng nhiệt độ tường quá cao.

* Khắc phục: Loại bỏ lớp sơn - làm sạch chất bụi bẩn và sơn lại, xử lý triệt để độ ẩm - thấm ướt, sơn lót thẩm thấu tốt.

  1. Tách lớp sơn: Hệ sơn mất độ bám dính với bề mặt kết cấu.

* Nguyên nhân: Sơn trên bề mặt bị phấn hóa, sơn trên bề mặt bị bẩn, do bị ẩm bên dưới màng sơn, sơn quá dày.

* Khắc phục: Loại bỏ lớp sơn bị tách lớp, chà nhám - làm sạch bề mặt, loại bỏ nguyên nhân gây ẩm, sơn lót thẩm thấu tốt, sơn hoàn thiện theo hệ sơn.

  1. Muối hóa: Hình thành lớp muối trắng - nâu trên bề mặt màng sơn tường, muối trong lớp vữa xây hòa tan trong nước - hơi ẩm và được đưa ra bề mặt bên ngoài.

* Nguyên nhân: Do không làm sach lớp muối trước khi sơn, tường vữa xây chưa đóng rắn hoàn toàn, không có lớp cách ẩm dưới sàn bê tông.

* Sửa chữa: Làm sạch lớp muối, xử lý triệt để độ ẩm, sơn lót thẩm thấu tốt, sơn phủ theo hệ sơn.

  1. Chảy sơn: Màng sơn bị chảy sệ xuống thành vệ màng.

* Nguyên nhân: Do sơn quá dày, pha loãng nhiều, sơn trên bề mặt ướt, súng phun sơn quá gần bề mặt, sơn trên bề mặt quá nhẵn - bóng hoặc không có sơn lót.

* Khắc phục: Khi sơn còn ướt dùng chổi sơn hay con lăn làm đều màng sơn, chà nhám sơn lại.

  1. Dấu lăn của ru - lô hoặc chổi: Các dấu để lại trên màng sơn do thi công bằng ru lô hay chổi.

* Nguyên nhân: Sơn quá dày, lăn không đúng kỹ thuật, lăn quá nhiều lần, sơn có độ dàn chải kém, sơn nhanh khô.

* Khắc phục: chà nhám kỹ sơn lại, tránh để con lăn quá ướt, lăn kiểu zigzac hay kiểu chữa M hay W, tránh lăn quá nhiề.

  1. Nứt rạn bùn: Màng sơn nứt sâu có hình dạng như nứt bùn khô.

* Nguyên nhân: Sơn quá dày, màng sơn nhanh khô, nhiệt độ kết cấu cao, khuấy trộn sơn không kỹ.

* Khắc phục: Lọai bỏ lớp sơn hỏng, chà nhám bề mặt.

  1. Dấu nối, Chống mí:  Thường dễ xuất hiện trên các màu đậm, độ bóng cao tại các vị trí chồng mí.

* Nguyên nhân: Do không duy trì cạnh - mép sơn ướt, sơn khu vực có diện tích quá lớn.

* Khắc phục: Sơn thêm lớp sơn phủ để che lấp, luôn duy trì canh mép sơn ướt, dùng dung môi bay hơi chậm.

  1. Dấu sơn dặm vá: Các vị trí được sửa chữa, sơn lại nhìn hơi khác so với vị trí xung quanh nó.

* Nguyên nhân: Khác loại - mẻ sản xuất sơn, khác phương pháp thi công, do sơn dặm vá không đồng màu, sơn dặm bằng sơn mới - trong các vị trí xung quanh đã cũ hoặc chịu tác động của môi trường - bám bụi.

* Khắc phục: Chọn đúng màu sơn, nên sơn lại toàn bộ bề mặt, màng sơn mờ sẽ ít nhìn thấy hơn.

 

  1. Dấu / Vết nước: Trên màng sơn liên tục bị ẩm ướt.

* Nguyên nhân: Sơn trên bề mặt chưa đóng rắn, bề mặt có độ ẩm cao, nước thấm từ trong phòng tắm - bếp, hơi ẩm đi lên từ sàn.

* Khắc phục: Kiểm tra độ ẩm trước khi sơn, chà nhám - sơn lại.

 

 

Trên đây là các lỗi sơn có bản và cách khắc phục,

Hãy liên hệ đơn vị chúng tôi để được tư vấn thi công tốt nhất.

 

 ------000------

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Cenko Việt Nam

Hotline: Mrs Lụa 098 713 986

Địa chỉ: 43 TT9, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất